Vữa rót Campus

CAMPUS VR 600 là loại vữa rót trộn sẵn gốc xi măng, có khả năng tự chảy, tự san bằng, không co ngót và cường độ chịu nén rất cao.

  • Sản phẩm được thiết kế có các tính năng vượt trội, rất thích hợp sử dụng cho các công trình giao thông, thuỷ lợi, dân dụng và công nghiệp có yêu cầu kỹ thuật cao.
  • Sử dụng cho các hạng mục ở các dự án xây dựng dân dụng, nhà máy nhiệt điện, nhà máy xi măng, nhà máy lọc hoá dầu, nhà máy phân đạm, các công trình cầu,…

 

Gửi yêu cầu tư vấn - báo giá

1. Mô tả 

CAMPUS VR 600 là loại vữa rót trộn sẵn gốc xi măng, có khả năng tự chảy, tự san bằng, không co ngót và cường độ chịu nén rất cao. Sản phẩm được thiết kế có các tính năng vượt trội, rất thích hợp sử dụng cho các công trình giao thông, thuỷ lợi, dân dụng và công nghiệp có yêu cầu kỹ thuật cao.

2. Ứng dụng

CAMPUS VR 600 thích hợp sử dụng cho các hạng mục ở các dự án xây dựng dân dụng, nhà máy nhiệt điện, nhà máy xi măng, nhà máy lọc hoá dầu, nhà máy phân đạm, các công trình cầu… Chẳng hạn như:

– Bệ móng máy, bệ đường ray;

– Bệ chân cột thép, định vị bu lông;

– Khe co giãn của các công trình cầu và các tuyến đường sắt đô thị;

– Các lỗ hổng xuyên sàn, xuyên vách bê tông;

– Sửa chữa các khuyết tật của kết cấu bê tông;

– Mạch ngừng thi công, mối nối các cấu kiện bê tông lắp ghép.

3. Ưu điểm

– Khả năng tự chảy, tự san tuyệt vời;

– Ổn định về thể tích, không co ngót;

– Không bị tách nước, không bị ăn mòn;

– Không có tính độc hại;

– Cường độ nén cao;

– Thi công dễ dàng;

– Có thể thi công bằng máy bơm;

– Hiệu quả kinh tế cao;

– Khả năng chống thấm và chống ăn mòn cao.

4. Đặc điểm sản phẩm

TRẠNG THÁI   MÀU SẮC   ĐÓNG GÓI
Dạng bột Màu xám 25 Kg/bao

5. Bảo quản và hạn sử dụng

  • Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát;
  • Tránh để sản phẩm trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời.
  • Hạn sử dụng: 12 tháng kể từ ngày sản xuất.

6. Tỷ lệ trộn

Tỷ lệ lượng nước trộn 12 – 14% theo khối lượng; Dùng 3.0  – 3.5 lít nước sạch cho 01 bao vữa 25kg.

7. Khối lượng thể tích

  • Của hỗn hợp vữa tươi:   ~2.19 kg/lít;
  • Hỗn hợp vữa sau khi trộn có thể tích khoảng 13.0 lít.

8. Định mức tiêu thụ

1 m³ vữa tươi cần 77 bao CAMPUS VR 600 (25 kg/bao).

9. Đặc tính kỹ thuật

CHỈ TIÊU KỸ THUẬT     GIÁ TRỊ   PP THỬ
Độ chảy xoè sau khi trộn ≥ 22 cm ASTM C230
Độ tách nước 0.0 % ASTM C940
Thời gian ninh kết:
– Bắt đầu: ≥ 3 giờ ASTM C403
– Kết thúc: ≤ 12 giờ ASTM C403
Cường độ chịu nén:
– 3 ngày tuổi: ≥ 40 MPa ASTM C109
– 7 ngày tuổi: ≥ 50 MPa ASTM C109
– 28 ngày tuổi: ≥ 60 MPa ASTM C109

Ghi chú: Các chỉ tiêu kỹ thuật được thí nghiệm trong điều kiện tiêu chuẩn, nhiệt độ môi trường 25 độ C, độ ẩm không khí 50%.

10. Hướng dẫn sử dụng

CHUẨN BỊ BỀ MẶT

Bề mặt bê tông hoặc thép cần được làm sạch, không dính dầu mỡ và các tạp chất;

Lắp đặt cốp pha chắc chắn, đảm bảo không bị rò rỉ;

Bề mặt hút nước cần phải làm bão hòa nhưng không để đọng lại nước.

PHƯƠNG PHÁP TRỘN

Hàm lượng nước sử dụng để trộn từ 12 – 14% theo khối lượng CAMPUS VR 600. Dùng 3.0  ̧ 3.5 lít cho 1 bao vữa khô 25 kg;

Sử dụng các loại máy trộn điện ở tốc độ 400  ̧ 600 vòng/phút để trộn sản phẩm;

Cho lượng nước đã được định lượng đúng tỷ lệ vào trong thùng trộn, sau đó cho từ từ CAMPUS VR 600 vào trong  khi vẫn tiếp tục duy trì trộn;

Trộn đều hỗn hợp vữa đến khi đồng nhất và không còn vón cục, thời gian trộn ít nhất là 5 phút;

Sau khi trộn xong, giữ thùng trộn cố định từ 2  ̧ 3 phút để loại bỏ các bọt khí hoàn toàn.

THI CÔNG

Thi công hỗn hợp vữa ngay sau khi trộn, thời gian thi công tối ưu trong vòng 30 phút kể từ lúc khuấy trộn xong;

Thi công vữa bằng máy bơm chuyên dụng hoặc rót tự do, đảm bảo giữ dòng chảy của vữa được duy trì một cách liên tục;

Chiều dày thi công 1 lớp vữa tối đa là 100 mm. Trong trường hợp thi công với độ dày lớn hơn 100 mm, cần phải tiến hành thi công theo từng lớp;

Để giảm lượng nhiệt thuỷ hoá ban đầu, có thể sử dụng nước lạnh để trộn vữa hoặc sử dụng đá mi có kích thước hạt từ 1.7  ̧ 5.0 mm để trộn thêm vào hỗn hợp vữa tươi. Đá mi sử dụng cần được rửa sạch, để ráo nước và cho vào thùng trộn khi hỗn hợp vữa đã được trộn đồng nhất. Hàm lượng đá mi sử dụng từ 50  ̧ 100% so với khối lượng vữa khô. Việc cho thêm cốt liệu vào hỗn hợp vữa sẽ làm thay đổi các thông số kỹ thuật ban đầu của sản phẩm.

BẢO DƯỠNG

Sản phẩm sau khi thi công xong cần được bảo dưỡng đúng quy trình giống như các sản phẩm gốc xi măng khác. Hạn chế tối đa sự mất nước do bốc hơi của sản phẩm bằng các vật liệu sẵn có như: bao bố tẩm nước, các loại tấm phủ plastic hoặc hợp chất bảo dưỡng.

VỆ SINH VÀ AN TOÀN

Vệ sinh các dụng cụ thi công bằng nước trước khi đông kết

Không được đổ bỏ sản phẩm vào nguồn nước;

CAMPUS VR 600 mang tính kiềm, vì vậy cần hạn chế tiếp xúc với da. Mang kính, giày, găng tay và quần áo bảo hộ trong khi thi công sản phẩm;

Nếu sản phẩm bắn vào mắt, cần rửa mắt ngay bằng nước sạch nhiều lần và đến cơ sở y tế một cách nhanh nhất;

Để tìm hiểu thêm các thông tin và các khuyến cáo về an toànkhi sử dụng, lưu trữ và thải bỏ sản phẩm, người sử dụng nên tham khảo tài liệu kỹ thuật an toàn mới nhất của sản phẩm trình bày về tính cơ lý, tính độc hại và các chỉ tiêu an toàn liên quan khác.

Liên hệ nhanh
Xin chào! Bạn có thể trao đổi với Campus tại đây!
Bấm vào đây để gọi cho Campus nhé!